1767 lượt xem

Vì sao xe máy bị bó biên (bó phanh)?

Trong quá trình sử dụng xe máy bạn sẽ gặp phải một vài sự cố trong đó hiện tượng xe máy bị bó biên có thể xảy ra bất cứ lúc nào làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành xe.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe máy bó biên

Do má phanh bị mòn

Hiện tượng má phanh bị mòn xảy ra do chiếc xe đã từng di chuyển quá nhiều, bị ảnh hưởng từ những lần phanh gấp trước đó. Khi hệ thống phanh được co kéo sẽ ma sát với má phanh và lâu dần khiến má phanh bị mòn. Ở động cơ của xe máy, một khi má phanh đã bị mòn sẽ làm cho pittong bị đẩy nhanh, đi quá giới hạn khó kéo lại được, từ đó gây ra hiện tượng bó chặt vào trống hoặc đĩa phanh.

Hiện tượng má phanh bị mòn xảy ra do chiếc xe đã từng di chuyển quá nhiều, bị ảnh hưởng từ những lần phanh gấp trước đó

Ắc suốt phanh bị gỉ sét

Tình trạng gioăng cao su bọc ngoài bị rách, thủng sẽ khiến ắc suốt phanh bị gỉ sét, mòn. Piston phanh tiếp tục tác động một lực lớn lên ắc suốt. Tuy nhiên, do bị gỉ sét nên chi tiết này không thể quay về vị trí ban đầu, dẫn đến tình trạng bó phanh.

Để khắc phục tình trạng này, người dùng cần tháo ắc suốt ra, vệ sinh và tra dầu mỡ bôi trơn. Đồng thời, bạn nên kiểm tra lại piston phanh, má phanh và đĩa phanh. Nếu ắc suốt và gioăng cao su bị hư hỏng thì chúng ta nên thay thế ngay các chi tiết này.

Do bàn đạp phanh quá nhỏ

Nguyên nhân này có thể đến từ sự tác động trực tiếp của con người, trong quá trình sử dụng do người dùng hoặc thợ sửa chữa điều chỉnh biên độ bàn đạp quá nhỏ, trong lúc di chuyển phanh bị ma sát ghì vào trống hoặc đĩa gây ra hiện tượng bó biên.

Do đĩa phanh bị biến dạng

Nếu nguyên nhân xuất phát từ lỗi do đĩa phanh, bạn nên kiểm tra lại vì đĩa phanh có thể bị mòn trong những trường hợp va quệt, tai nạn giao thông hoặc bị vật cứng tác động vào. Sau những va chạm đó, đĩa phanh sẽ bị cong, vênh, bị biến dạng, vòng quay không đều, từ đó khiến má phanh bị ghì chặt dẫn đến bó biên.

Má phanh vướng vào tình trạng dãn nở do có nước tràn vào

Má phanh có thể bị ảnh hưởng bởi nước trong các trường hợp: xe di chuyển dưới mưa bị nước tràn vào hoặc bị ngấm nước trong lúc rửa xe mà không được lau khô. Trong những trường hợp như vậy, nước trần vào má phanh lâu dần sẽ gây ra hiện tượng bó cứng.

Má phanh vướng vào tình trạng dãn nở do có nước tràn vào

Cách xử lý và phòng tránh xe máy bị bó biên

Để khắc phục tốt và phòng tránh hiệu quả sự cố bó biên ở các dòng xe máy, người dùng cần lưu ý một số quy tắc sau:

Thay nhớt và dầu định kỳ cho động cơ của xe để đảm bảo xe hoạt động trơn tru. Nên lưu ý trước khi thay nhớt mới cần loại bỏ phần nhớt cũ trong bình, vệ sinh lại bình để loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn lắng tại nơi đấy bình. Sau khi xử sạch sẽ đình đựng nhớt rồi mới tiến hành đổ nhớt mới.

Theo nhiều ý kiến của các chuyên gia, khoảng tời gian thay nhớt định kỳ theo tiêu chuẩn là khoảng 3 tháng.

Do tần suất vận hành của từng chiếc xe khác nhau, tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà sẽ có một cách khác để xác định thời điểm thay nhớt chính là số km mà xe đã chạy, trung bình sau 1.500 – 2.000km sẽ cần thay dầu một lần.

Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận trong động cơ. Cần kiểm tra và vặn chặt các ốc vít, đĩa phanh, má phanh. Thường xuyên kiểm tra tình trạng bàn đạp phanh, tránh nới bàn đạp quá căng, quá trùng.

Sử dụng loại dầu và xăng phù hợp với dung tích, thông số của dòng xe mình đang sử dụng.

Nếu nắm vững được những nguyên nhân và cách phòng tránh như trên, việc xử lý sự cố xe máy bị bó biên sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết, người dùng vừa không mất nhiều công sức vừa không mất nhiều thời gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *